Mối quan hệ giữa chỉ số ORP và chất lượng nước

~ Khóa học về nước Hydro mà ngay cả những người dở về khoa học cũng hiểu~

Chất lượng nguồn nước ăn và uống ngày càng được quan tâm bởi đa số người dân. Thay vì chỉ quan tâm tới độ sạch của nước hoặc nước có chứa hay không các chất độc hại, các chỉ số về độ an toàn/ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe cũng ngày càng được chú ý đến, điển hình trong số đó phải kể tới chỉ số ORP.

water

1. Vậy chỉ số ORP là gì?

ORP là viết tắt của Oxidation Reduction Potential of a liquid là chỉ số chống oxy hóa hay còn gọi là khả năng khử oxy hóa, có đơn vị là mV (minivolts).

2. Ý nghĩa của chỉ số ORP

Chỉ số ORP và độ pH thường đi kèm với nhau trong việc đánh giá chất lượng nguồn nước sử dụng, độ pH cao thường đi kèm với giá trị chỉ số ORP âm và ngược lại. Các nhà khoa học đều cho rằng chỉ số ORP là quan trọng hơn cả, tính chất hóa lý của nước thể hiện thông qua chỉ số này có tác động trực tiếp tới sức khỏe con người.

woman

Tiến trình lão hóa tế bào, biến dạng, gỉ sét dưới tác động của các tác nhân Oxy hóa được gọi là sự Oxy hóa. Và trong thực tế, cơ thể của chúng ta không ngừng Oxy hóa các tế bào, điều đó làm con người càng ngày càng già đi và bệnh tật. Tuy rằng đây là điều tất yếu xảy ra của quá trình sinh – lão – bệnh – tử nhưng nếu hạn chế các tác nhân Oxy hóa hoặc làm tăng khả năng chống Oxy hóa thì có thể giảm bớt phần nào hệ quả của quy luật tất yếu này.

woman

Một chất có khả năng giảm sự Oxy hóa tức có chỉ số ORP âm, chúng có khả năng tăng điện tử cho các tế bào, bù đắp electron thiếu hụt do Oxy hóa, từ đó tăng năng lượng cho tế bào này.
Theo đó, nếu uống nước có giàu Hydrogen tức là có chỉ số ORP âm và độ pH cao, thì cơ thể sẽ được tiếp thêm khả năng chống lại quá trình Oxy hóa, các tế bào kéo dài thời gian bị lão hóa, tránh hình thành các tế bào ung thư - mầm bệnh, đồng nghĩa với việc con người trẻ lâu hơn, sức khỏe tốt hơn và giảm nguy cơ bệnh tật. Trường hợp nước uống có tính axit/ chỉ số ORP dương/ độ pH thấp, cơ thể sẽ nhanh già hơn, nguy cơ bệnh tật tăng cao kéo theo các vấn đề về sức khỏe.

3. Chỉ số ORP và độ pH của nước như thế nào là tốt cho sức khỏe

Qua những phân tích trên, dễ dàng nhận thấy nước giàu Hydrogen có chỉ số ORP thấp, độ pH cao (nằm trong giới hạn của Bộ Y Tế) sẽ tốt hơn nước mang tính axit có chỉ số ORP cao và độ pH thấp hơn 7.

4. Chỉ số này của những nguồn nước uống thông thường như thế nào?

Điều đáng buồn là đa số những nguồn nước uống hằng ngày đều có chỉ số ORP dương, điển hình có thể kể đến nước mưa, nước máy, nước đóng bình, nước lọc qua máy lọc nước RO… Điều này tuy không ngay lập tức gây hại nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sức khỏe của người dùng.

5. Làm thế nào để sử dụng được nguồn nước có chỉ số ORP âm và độ pH lớn hơn 7?

Thay vì sử dụng các máy tạo nước ion kiềm giàu Hydrogen với chi phí lên tới vài chục triệu hoặc hơn cả trăm triệu đồng, chúng tôi đang cung cấp ra thị trường sản phẩm Bình tạo nước giàu Hydrogen có chức năng điện phân nước từ tấm điện cực làm tăng nồng độ Hydrogen trong nước, đưa chỉ số ORP trong nước về âm (-300 đến -400 mV) và chỉ số pH từ 7.8 – 8.5.
Sản phẩm tiện lợi, nhỏ gọn, di động mang đi đâu cũng được, sử dụng sạc pin như một chiếc điện thoại di động và thời gian sử dụng lâu dài không cần thay thế lõi lọc hay bộ phận nào khác, mà giá cả lại phải chăng.

money

6. Kết quả thí nghiệm của sản phẩm chúng tôi

VD-02

Thí nghiệm ORP & pH. Kết quả là ORP=-320mV, pH=8.19

ORP
ORP

Tài liệu nghiên cứu này được thực hiện từ năm 1994, nó có thể khác với dữ liệu hiện tại như thông số về nước khoáng.
Giá trị số của dữ liệu nghiên cứu này sử dụng theo phương pháp: giá trị đo được của điện cực bạc/ bạc clorua và được hiệu chỉnh với giá trị đo của điện cực hydro chuẩn (không phải sử dụng phương pháp máy đo).
Giá trị sản phẩm của chúng tôi được đo bằng thí nghiệm (dụng cụ đo lường) năm 2018.
<Tài liệu tham khảo>

English Title for No.10962: Studies on oxdation and reduction in human body. Health care using oxdation-reduction potential(ORP) and dissolve oxdation(DO). Eiki Nakayama and Yukio Seki[KItasato University, School of Allied Health Sciences, Department of Occupational Health and Toxicology, Kanagawa.] Medicine and Biology. 129(5):251-254, November 10, 1994